Các dạng năng lượng

  • Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông…), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).
  • Năng lượng lòng đất: nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po,…

Có nhiều dạng năng lượng như: động năng, nhiệt năng, thế năng, cơ năng… nhưng tất cả chúng chỉ thuộc 2 loại chính: năng lượng dự trữ (thế năng) và năng lượng hoạt động (động năng).

  • Thế năng bao gồm năng lượng hóa học, năng lượng trọng trường, cơ năng, điện năng và năng lượng hạt nhân.
  • Động năng bao gồm quang năng, điện năng, âm năng, nhiệt năng, và năng lượng chuyển động
  • Điện năng: là dòng của các điện tử chạy trong mạch. Sự chuyển động của một điện tử tạo ra một dòng điện tạo ra điện.
  • Nhiệt năng: là việc sử dụng nhiệt như là nguồn năng lượng.
  • Năng lượng hóa học: là năng lượng được tạo ra từ các phản ứng hóa học, trong đó liên kết hóa học của một chất bị phá vỡ và được tái sắp xếp tạo thành phân tử mới, quá trình đó có thể cung cấp năng lượng.
  • Năng lượng bức xạ: là năng lượng đến từ một nguồn sáng, như mặt trời. Năng lượng phát ra từ mặt trời ở dạng các photon. Những phần tử nhỏ bé này vô hình với mắt người, di chuyển tương tự như sóng.
  • Năng lượng hạt nhân: là năng lượng được tạo ra khi những phần của nguyên tử của một số vật liệu nhất định được tách ra trong môi trường có kiểm soát. Quá trình này tạo ra nhiệt (nhiệt năng) dùng vào các mục đích khác nhau, bao gồm cả phát điện.

Công nghệ năng lượng xanh

a. Năng lượng mặt trời:
Công nghệ năng lượng mặt trời được mô tả rộng rãi như năng lượng mặt trời thụ động hoặc năng lượng mặt trời hoạt động tùy thuộc vào cách chúng nắm bắt, chuyển đổi và phân phối năng lượng mặt trời.
b. Năng lượng gió:
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại.
c. Năng lượng từ sóng:
Sóng đại dương sinh ra do gió, gió gây ra bởi mặt trời (chuyển động của các khối khí do chênh lệch nhiệt độ v.v..). Vì vậy, năng lượng sóng được xem như dạng gián tiếp của năng lượng Mặt Trời.
d. Năng lượng thủy triều:
Năng lượng thủy triều hay điện thủy triều là lượng điện thu được từ năng lượng chứa trong khối nước chuyển động do thủy triều. Hiện nay một số nơi trên thế giới đã triển khai hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng thuỷ triều.
e. Năng lượng địa nhiệt:.
Địa nhiệt năng là loại năng lượng lấy từ nguồn nhiệt tự nhiên trong lòng quả đất bằng cách khoan sâu xuống lòng đất. Độ biến thiên địa nhiệt trong lỗ khoan vào khoảng 1 oC/36 mét. Nguồn nhiệt này được đưa lên mặt đất dưới dạng hơi nóng hoặc nước nóng. Nguồn nhiệt này có thể sử dụng trực tiếp để sưởi ấm các căn hộ hoặc dùng để sản xuất điện năng.

Nguồn: http://truyenthong.stnmt.dongnai.gov.vn/TaiLieu/CDE_7_-So_tay-__N%C4%83ng_l%C6%B0%E1%BB%A3ng.pdf

Design a site like this with WordPress.com
Get started