Bảng Morse

Bảng Morse

Hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần.

  • Hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần.

Ví dụ: với bản tin có nội dung TIẾN VÀO THẾ KỶ 21, ta sẽ thổi như sau:

* TE…

* TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N), TIC TE TE (W),…

* TE (T), TIC TIC (I), TIC (E), TIC (E), TE TIC (N), TIC TIC TIC (S) / TIC TIC TIC TE (V), TIC TE (A), TE TE TE (O), TIC TIC TE TIC (F) / TE (T), TIC TIC TIC TIC (H), TIC (E), TIC (E), TIC TIC TIC (S) / TE TIC TE (K), TE TIC TE TE (Y), TIC TE TIC (R), TIC TIC TE TE TE (2), TIC TE TE TE TE (1).

* TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A), TIC TE TIC (R), …

– Bên nhận tin:

  • Sơ đẳng thì nhận bằng kiểu chấm gạch (ban đầu, các điện tín viên của ông Morse cũng nhận tin bằng kiểu chấm gạch). Nhưng kiểu này sẽ làm tốc độ giải mã sẽ chậm lại nhiều, vì ta còn phải có thêm một thao tác tiếp theo là lấy bảng mẫu tự Morse ra dò từng chữ một. Cuối cùng mới có một bản tin hoàn chỉnh.
  • Trước đây khá lâu, có một người điện tín viên nghĩ ra một cách dịch tháp Morse, cách sử dụng tháp Morse như sau:

 

CÁCH SỬ DỤNG THÁP MORSE

  • Nếu chữ khởi đầu bằng TE (-), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN TRÁI. Theo đó:
  • Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
  • Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.

 

Bảng thap Morse

Ví dụ:

TE – TE – TIC – TE sẽ là NỬA THÁP TRÁI – NGANG – LÊN – NGANG: sẽ là chữ Q.

  • Nếu chữ khởi đầu bằng TIC (.), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN PHẢI.
  • Theo đó:
  • Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
  • Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.

Ví dụ: TIC – TIC – TE – TIC sẽ là NỬA THÁP PHẢI – NGANG – LÊN – NGANG: sẽ là chữ F.

 

Cách thứ 3 là cách được xem là hiệu qủa nhất vì đúng theo tiến trình Sư phạm:

Học theo 6 bảng đối nhau. Cách này học lần lượt từ bảng 1 đến bảng 6 từ dễ đến khó.

VÈ MORSE
Còi kêu một tạch một tè
Ở xa nghe tưởng hò hè nhau chơi
Tra ra chữ morse rành rồi
E.I.S.H tạch thôi một hồi
T.M.O.CH tè mà thôi
B.V ba tạch ngược xuôi cái tè
Chữ P để tạch hai đầu
Hai tè vào giữa X thì ngược đi
Chữ Q nghe cũng dị kỳ
Hai tè còn nối tạch tè đằng đuôi
Y thì tè tạch không xuôi
Thêm hai tè nữa đằng đuôi hơi dài
A.N kể chắp cũng tài
Tạch tè ,tè tạch ai ai cũng tường
Chữ U nghe cũng dễ thương
Hai tạch một tè đảo lộn chữ D
Lặng nghe còi đánh chữ G
Hai tè một tạch W lồng ngược lên
R để tạch hai bên
Một tè vào giữa K lên ngược dòng
L tạch tè hai tạch cũng thông
F đảo ngược lại cùng dòng dễ phân
Chữ C riêng lẻ đơn phần
Tè tạch phải đánh hai lần nhớ ghi
Vài lời vần morse nhớ ghi
Học cho mau thuộc có chi nản lòng

Kỹ Năng Học Morse !

Morse là một phương tiện truyền tin với những quy ước có sẵn, mang tính quốc tế. Trong sinh hoạt thanh thiếu niên đây là một kỹ năng quan trọng trong chương trình huấn luyện. nhờ nó mà khả năng nhạy bén, sự tập trung, tinh thần tự giác được rèn luyện và phát huy cao độ. Ngoài ra trong những trường hợp nguy cấp hay ở trại, morse lại đóng một vai trò hết sức cần thiết. Chính vì vậy trong chương này tôi sẽ giới thiệu cùng các bạn phương pháp truyền tin bằng MORSE.

 

Bảng mẫu tự Morse

QUY LUẬT QUỐC TẾ

  • GỌI: NW hoặc AAAA (ký hiệu này thường nhầm với việc tập họp trại nên khuyên dùng NW)
  • HẾT BẢN TIN: AR
  • HẨN: DD
  • ĐỢI: AS
  • BỎ CHỮ: HH (đôi khi có thể thổi tốc độ nhanh liên tục nhiều lần một tín hiệu nào đó, nhiều khi không cần quy ước khi người nhận tin đã quen vơi ký hiệu đó).
  • NHẮC LẠI : IMI
  • ĐÃ HIỂU BẢN TIN : VE
  • SẴN SÀNG NHẬN TIN : K
  • NGƯNG : XX
  • KHÔNG CÓ NGHĨA : OS

NẾU DÙNG ÁNH SÁNG

  • THÊM ÁNH SÁNG : LL
  • BỚT ÁNH SÁNG : PP
  • DÙNG ÁNH SÁNG ĐỎ : RR
  • DÙNG ÁNH SÁNG TRẮNG : BB
  • KIỂM TRA LẠI NGỌN LỬA : RF

CÁC DẤU DÙNG TRONG LIÊN LẠC

  • CHẤM : AAA
  • PHẨY : MIM
  • GẠCH ĐẦU DÒNG : THT
  • PHÂN SỐ : DN
  • HỎI : IMI
  • NGOẶC ĐƠN : KK

DẤU HIỆU CẤP CỨU:

  • SOS (SAVE OUR SOULS) CHỈ DÙNG TRONG VIỆC KHẨN CẤP VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM. KHÔNG DÙNG ĐỂ ĐÙA GIỠN. KHI THỔI TÍN HIỆU NÀY NÊN THỔI NHANH DỒN DẬP, ĐỀU.

 

Các phương pháp truyền tin:

  • Dùng âm thanh: còi, tiếng gõ, nhạc cụ…
  • Cờ: dang 2 tay= tè, 1 tay = tích
  • Khói: dùng cành cây tươi hay vải ướt che lại . tích : đếm 1-3 che lại. tè : 1-8
  • Ánh sáng : dùng lửa , đèn pin , gương … nhịp điệu như khói.
  • Ngoài ra còn các phương pháp khác thì người phát tin và nhận tin quy ước với nhau.
  • Ngày xưa, các tù chính trị thường liên lạc với nhau bằng cách gõ lên vách tường của trại giam, với cách này thông tin được truyền đi khá nhanh, tuy nhiên phải có sự thống nhất cao của người phát tin và người nhận tin về các ký hiệu, điều này không có trong quy ước quốc tế chính vì vậy tuỳ vào hoàn cảnh và quy ước mà sử dụng.
  • Ở một số bộ lạc châu Mỹ họ cũng có nhiều cách truyền thống rất nhanh. Tất cả đều do kinh nghiệm và những quy ước sẵn của bộ lạc.

 

PHƯƠNG PHÁP HỌC:

  • Người học phải nắm vững bảng mẫu tự Morse và các quy ước truyền tin, để học mẫu tự Morse có rất nhiều cách tuỳ theo từng người mà có thể chọn các cách khác nhau như : tháp morse , các mẫu tự đối , phản , đảo…
  • Sau khi học bảng mosre thì bắt đầu học nhận tin: cách nhận tin trước đây thường là theo lối chấm, gạch ( ngay cả những người đầu tiên cũng nhận bản tin theo lối này). Tuy nhiên khi nhận tin theo lối này sẽ làm cho tốc độ nhận tin giảm đi rất nhiều vì phải qua 3 công đoạn nhận dưới dạng chấm gạch , viết lại chữ rồi mới ghép bản tin, nhiều khi không chính xác. Vì vậy nên huấn luyện đoàn sinh ngay từ đầu nhận theo lối thổi chữ nào viết chữ đó. Ví dụ: thổi .- nhận ngay chữ A.
  • Cần phải luyện tập thật từ từ, học từng ít một , nắm vững chữ này rồi qua chữ khác, lưu ý các chữ khó nhớ, dễ nhầm lẫn. trước đây khi học morse tôi chỉ học 5 chữ 1 tuần. chậm mà chắc. Ngoài ra khi làm như vậy người học sẽ đỡ ngán hơn rất nhiều.
  • Tập nhận các bản tin ngắn rồi nâng dần lên tới những bản tin dài cho quen khoảng 80 từ hay hơn (1 từ ít nhất 2 ký tự trở lên).
  • Hãy tập luyện liên tục, kiên nhẫn bạn sẽ thành công . một ngày chỉ cần 10 phút cho học morse bạn sẽ trở thành một anh / chị thông tin liên lạc cừ khôi đấy !
  • Song song với nhận tin là kỹ thuật truyền tin: để truyền tin bạn phải nắm rõ các mẫu tự, quy ước và phương pháp, tuỳ hoàn cảnh mà sử dụng cho thích hợp. Thông thường khi dùng còi bạn dùng đầu lưỡi bịt kín đầu còi, khi thổi nhả lưỡi ra theo từng nhịp. Nếu dùng đèn pin thì dùng loại có nút chớp tắt thường có trong loại đèn bằng hợp kim, tuy nhiên nếu như chỉ là một đèn pin bình thường chúng ta có thể mở đèn rồi dùng 1 vật chắn sáng để điều khiển theo nhịp.
  • Trước khi phát tin phải viết rõ bạch văn ra giấy rồi nhìn theo đó mà phát (nên viết dưới dạng quốc ngữ điện tín).
  • Khi tập phát tin nên phát từ, đều, tập thật quen rồi phát nhanh dần. Không nên vội vàng.
  • Tập cho tới khi nào việc phát tin trở thành thói quen.
  • Nên thử nhiều phương pháp để có thể dùng trong cách trường hợp khác nhau.

Nguồn: http://www.tuoitrequeson.vn/ky-nang-nghiep-vu/bang-morse-4.html

Design a site like this with WordPress.com
Get started